Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày

TÌM HIỂU 7 NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG THƯỜNG GẶP

Viêm loét dạ dày là một vấn đề sức khoẻ ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại ở Việt Nam. Sự thay đổi trong lối sống, thói quen ăn uống và môi trường xã hội đã góp phần tạo ra một bức tranh không mấy khả quan về tình hình sức khoẻ dạ dày của người dân. Hãy cùng NEXBION Pharma tìm hiểu những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng trong bài viết dưới đây để kịp thời phòng ngừa bệnh thật hiệu quả nhé! 

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Để tìm hiểu được các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng thì trước hết chúng ta phải biết đôi nét về bệnh này. 

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một tình trạng mà niêm mạc của dạ dày và tá tràng bị tổn thương, tạo ra những vết loét hoặc tổn thương trên bề mặt này. Đây là một bệnh lý tiêu hoá phổ biến, thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng

2. Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi sự cân bằng giữa hai yếu tố quan trọng: phá huỷ niêm mạc (HCl và Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hoá thức ăn) và bảo vệ (chất nhầy, HCO3 và niêm mạc dạ dày) bị đổ vỡ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tạo nên sự mất cân bằng này, bao gồm:

2.1. Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Nhiễm vi khuẩn HP đã được xác định là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến hàng đầu. Theo các khảo sát, có tới 70% người bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. 

Khi tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn HP sản xuất enzyme urease, biến ure thành amoniac, tạo điều kiện tăng pH dạ dày và phá vỡ cân bằng acid. Điều này gây tổn thương niêm mạc, tạo lớp gel bảo vệ để sinh sống trong môi trường acid. HP tác động lên hệ thống miễn dịch, gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho viêm loét. Vi khuẩn cũng kích thích sự di chuyển của tế bào bạch cầu, làm gia tăng viêm nhiễm.

Vi khuẩn HP - nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng

2.2. Sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs)

Đây là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến thứ hai, chỉ sau vi khuẩn HP. Các loại thuốc này như Ibuprofen, aspirin được sử dụng khá phổ biến để giảm đau, chống viêm. 

Tuy nhiên, NSAID nếu sử dụng trong thời gian quá dài hoặc trong liều lớn có thể làm suy giảm hàng rào niêm mạc; can thiệp vào quá trình sửa chữa các tổn thương bên ngoài. Ngoài ra, NSAIDs còn ức chế COX-1, dẫn đến ức chế sản xuất prostaglandin, từ đó suy giảm hàng rào niêm mạc.

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày
Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày

2.3. Stress và tình trạng căng thẳng tâm lý là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Stress cũng là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng mà ít ai ngờ tới. Tình trạng lo lắng, stress kéo dài sẽ tác động lên chế độ tiết acid dạ dày. Ảnh hưởng đến bảo vệ niêm mạc và thay đổi lưu thông máu. Tạo điều kiện cho viêm loét dạ dày phát triển.

2.4. Tiếp xúc với các chất gây kích ứng

Thuốc lá, đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, caffeine và các chất kích thích khác có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày – tá tràng, tạo điều kiện cho viêm loét phát triển. Để ngăn chặn nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng này thì việc kiểm soát tiêu thụ các chất kích thích đóng vai trò rất quan trọng.

2.5. Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra. Viêm loét dạ dày – tá tràng có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rất cao. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng mắc viêm loét dạ dày – tá tràng của bạn sẽ cao hơn bình thường.

2.6. Vận động ngay sau khi ăn

Có thể bạn chưa nghĩ đến, vận động ngay sau khi ăn cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Lúc này, quá trình tiêu hoá thức ăn đang diễn ra. Dạ dày tạo acid và enzyme để tiêu hoá thức ăn. Nếu vận động mạch sau bữa ăn, thức ăn và acid bị đẩy ra khỏi dạ dày. Tạo áp lực và chuyển động động có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP. Và các yếu tố khác gây viêm nhiễm và loét.

Để ngăn ngừa, nên chờ ít nhất 1 – 2 giờ sau khi ăn mới bắt đầu vận động mạnh để đảm bảo việc tiêu hoá thức ăn hoàn tất và giảm nguy cơ tổn thương dạ dày.

Không nên vận động ngay sau khi ăn
Không nên vận động ngay sau khi ăn

2.7. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Đây cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng khá dễ bắt gặp. Việc ăn uống không điều độ và chế độ ăn không hợp lý có thể tạo sự căng thẳng cho niêm mạc dạ dày. Thực phẩm quá cay, quá nhiều dầu mỡ hay được chế biến quá nhiều gia vị cũng có thể tác động tiêu cực lên dạ dày. 

Đồng thời, việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ hay ăn quá trễ cũng khiến thức ăn khó tiêu hoá, gây căng thẳng lên dạ dày. Để phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Nên duy trì thói quen ăn uống hợp lý, điều độ và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

Duy trì thói quen ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khoẻ dạ dày
Duy trì thói quen ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khoẻ dạ dày

3. Thực phẩm Bảo vệ sức khoẻ – Viên uống Thảo dược Dạ dày ANZA

Sản phẩm VIÊN UỐNG THẢO DƯỢC DẠ DÀY ANZA được sản xuất theo dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO với hàm lượng dược liệu rất cao.

3.1. Thành phần

Mỗi viên nang mềm chứa 300mg cao hỗn hợp dược liệu (Đảng sâm, Nghệ vàng, Đinh lăng, Tam thất và các loại thảo dược quý hiếm khác).

3.2. Công dụng

Viên uống Thảo dược Dạ dày ANZA có hiệu quả rất cao trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày và đường ruột như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Nhiễm khuẩn HP
  • Trào ngược dạ dày, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…
  • Cải thiện chức năng tiêu hoá và hấp thu

3.3. Liều dùng

  • Trường hợp triệu chứng nặng: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Trường hợp triệu chứng nhẹ – trung bình: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày.
  • Trường hợp dùng cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và bồi bổ: Uống 1 viên/lần x 1 – 2 lần/ngày tùy trường hợp nặng hay nhẹ.
  • Trẻ em trên 18kg: Uống 1 viên/lần x 1 – 2 lần/ngày tùy trường hợp nặng hay nhẹ.

Viên uống Thảo dược Dạ dày ANZA không được sử dụng cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Hoặc người dị ứng với bất kỳ thành phần nào ghi trên bao bì sản phẩm.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để được tư vấn cụ thể về Sản phẩm Thảo dược Dạ dày ANZA. Vui lòng liên hệ với tổng đài 0708.02.11.22 hoặc 0855.01.11.22 của Công ty cổ phần NEXBION Pharma để nhận được sự tư vấn chi tiết, nhiệt tình.

3.4. Thông tin liên hệ:

NEXBION PHARMA

Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Email: info@nexbionpharma.com

Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22

Website: www.nexbionpharma.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *