CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA

Giai đoạn chuyển đổi thời tiết ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, trung gian truyền bệnh phát triển, gây bệnh và lây lan. Dưới đây là một số bệnh truyền nhiễm thường gặp khi thời tiết chuyển từ Thu sang Đông.

1. Cúm

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Có bốn loại virus là virus cúm A, B, C và D. Phân biệt dựa vào đặc tính nguồn chứa, đặc tính lây truyền, tính chất gây bệnh. Trong đó cúm A, cúm B thường gây bệnh cho người.

Nguồn chứa virus cúm bao gồm cả người bệnh và người mang virus cúm nhưng không có triệu chứng. Vi rút cúm chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn hô hấp được tạo ra từ ho và hắt hơi. Sự lây truyền qua không khí và tiếp xúc qua các vật thể trung gian. Hay bề mặt bị nhiễm vi rút cũng có thể xảy ra.

Biểu hiện thường gặp gồm sốt, chảy nước mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, ho và mệt mỏi… Các triệu chứng này bắt đầu từ 1-4 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút và kéo dài trong khoảng 2–8 ngày. Ở trẻ em có thể gặp tiêu chảy và nôn. 

Cảm cúm
Cảm cúm

2. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Hiện có 4 tuýp huyết thanh của virus Dengue thường gây bệnh ở người. 

Nguồn chứa virus là người bệnh sốt xuất huyết và người mang virus không có triệu chứng. 

Bệnh lây do loài muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) đốt từ người mang virus truyền sang cho người lành. Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là giảm lượng tiểu cầu trong máu. Nếu lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu không cầm được. Nếu chảy máu ở nội tạng người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra sốt xuất huyết còn làm tăng tính thấm thành mạch làm huyết tương trong máu thoát ra ngoài. Dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc.

Phòng bệnh bằng cách loại trừ nơi cư trú, không cho muỗi phát triển. Và phòng không để muỗi đốt vẫn là các biện pháp căn cơ. Khi bị nghi ngờ sốt xuất huyết đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị. Không tự ý dùng thuốc nếu không có tư vấn của chuyên môn y tế.

sốt xuất huyết
sốt xuất huyết

3. Sởi

Sởibệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra. Và là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta vào giai đoạn Thu – Đông hàng năm. 

Nguồn chứa tác nhân gây bệnh là người đang mắc sởi. Kể cả giai đoạn chưa có triệu chứng hay giai đoạn đã thoái lui. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn, giọt nhỏ dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh. Hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm. Với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.

Bệnh sởi có các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc), chảy nước mũi. Mắc bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… dễ có nguy cơ tử vong.

4. Bệnh tay – chân -miệng

Bệnh tay – chân – miệngbệnh truyền nhiễm lây từ người sang người. Có thể phát triển thành dịch do virus đường ruột gây ra. 

Tác nhân gây bệnh là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). 

Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước. Tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.

Bệnh lây chủ yếu do tiếp xúc với các dịch tiết từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. 

Dịch tay – chân – miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

5. Tiêu chảy cấp do virus đường ruột

Mùa Thu – Đông cũng là thời gian rất dễ bùng phát dịch tiêu chảy cấp do virus đường ruột. Virus Rota là tác nhân thường được đề cập. Gần đây thêm một tác nhân nữa đã được kể đến là virus Noro.

Các virus này cư trú trong đường tiêu hoá của người bệnh và được thải ra ngoài qua dịch tiết tiêu hoá, phân. Các virus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường. Chúng có sống nhiều giờ trên tay và nhiều ngày trên các bề mặt cứng. Như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, vật dụng trong gia đình…

Người lành mắc bệnh truyền nhiễm này do “ăn” phải virus có trên các bề mặt. Thông qua bàn tay, dụng cụ ăn uống. 

tiêu chảy cấp do virus đường ruột

6. Nguyên tắc dự phòng bệnh truyền nhiễm khi thời tiết chuyển mùa

Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ theo lứa tuổi giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm khi giao mùa. Bữa ăn đủ dưỡng chất : chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin – khoáng chất. Thực phẩm được chế biến phù hợp, vệ sinh. Khối lượng thức ăn không thiếu và không quá dư thừa.

Xây dựng văn hóa phòng bệnh thường quy, hay phòng bệnh không đặc hiệu. Duy trì thói quen phòng bệnh tốt đẹp đã được hình thành qua giai đoạn phòng chống COVID . Như vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt và ý thức không làm ô nhiễm các bề mặt, đặc biệt là các bề mặt công cộng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh truyền nhiễm thường gặp lúc giao mùa để bạn tham khảo. Hãy liên hệ đến NEXBION Pharma để được các dược sĩ tư vấn tận tình nhất!

Thông tin liên hệ:

NEXBION PHARMA

Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Email: info@nexbionpharma.com

Tổng đài: 0708.02.11.22 

Website: www.nexbionpharma.com

Xem thêm

http://nexbionpharma.com/thong-tin-ve-chung-kho-tieu/ 

http://nexbionpharma.com/cach-chua-roi-loan-tieu-hoa/

http://nexbionpharma.com/thao-duoc-da-day-anza/

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *