Vi khuẩn HP - nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng

4 CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM VI KHUẨN HP DẠ DÀY MÀ BẠN CẦN BIẾT

Trong bài viết trước, NEXBION Pharma đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Như chúng ta cũng đã biết, vi khuẩn HP có thể lây lan từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu 4 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP để các bạn có thể chủ động phòng tránh, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

1. Lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Đây được coi là con đường chủ yếu mà vi khuẩn HP có thể lây lan từ người này sang người khác. Vi khuẩn HP thường tồn tại trong nước bọt, nước bọt chứa vi khuẩn có thể được chuyển từ người này sang người khác thông qua hoạt động tiếp xúc như hôn, nói chuyện gần gũi hay chia sẻ đồ ăn, thức uống.

Đặc biệt, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen dùng chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau, mớm cơm hay thổi canh cho trẻ nhỏ trong các bữa ăn gia đình. Chính những việc này đã tạo thêm nhiều cơ hội cho việc lây lan của vi khuẩn HP. Thay đổi được những thói quen này chính là một trong những biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn HP hiệu quả.

Thói quen gắp thức ăn cho nhau gia tăng nguy cơ lây nhiễm HP dạ dày
Thói quen gắp thức ăn cho nhau gia tăng nguy cơ lây nhiễm HP dạ dày

2. Lây nhiễm qua đường phân – miệng

Sở dĩ đường phân – miệng là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP liên quan đến việc vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong môi trường dạ dày và phân của người nhiễm bệnh. Sau khi vi khuẩn HP được đào thải ra ngoài môi trường qua đường phân. Cụ thể, việc lây nhiễm qua đường phân – miệng xảy ra qua các cách sau:

2.1. Tiếp xúc với phân có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong phân của người nhiễm và khi người khác tiếp xúc với phân bị nhiễm thông qua vệ sinh cá nhân không đúng cách hoặc do môi trường không hợp lệ. Khi đó, vi khuẩn có thể bám vào tay và bị truyền vào miệng khi người ta chạm vào miệng hoặc thực hiện các hoạt động như ăn uống.

2.2. Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm

Vi khuẩn HP dạng khuẩn cầu có khả năng tồn tại trong môi trường nước lên đến 1 năm. Vì vậy, nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh đây sẽ là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP lí tưởng.

Vi khuẩn HP tồn tại trong nước
Vi khuẩn HP tồn tại trong nước

2.3. Thực phẩm nhiễm vi khuẩn HP do các con vật trung gian

Các con vật trung gian (gián, ruồi, chuột) có thể trở thành “trung gian vận chuyển” cho vi khuẩn HP và lây nhiễm chúng vào thức ăn mà chúng ta tiêu thụ thông qua việc tiếp xúc với phân hay môi trường bẩn thỉu. Đây cũng là một con đường lây nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến.

Ruồi, muỗi - “trung gian vận chuyển” vi khuẩn HP
Ruồi, muỗi – “trung gian vận chuyển” vi khuẩn HP

3. Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

Đây cũng là 1 trong 4 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP chính nhưng tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn 2 con đường vừa rồi mà chúng ta đã tìm hiểu. Thông thường, khi mắc phải viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… do vi khuẩn HP, người bệnh thường có những triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn hay nôn.

Trong tình huống này, vi khuẩn HP sẽ theo dịch dạ dày trào ngược lên miệng, qua đó có thể lây nhiễm cho người thân và bạn bè xung quanh. Để ngăn chặn việc lây nhiễm qua cơ chế này, người bệnh cần thực hiện vệ sinh và khử trùng kỹ càng, đảm bảo vệ sinh sau khi ợ hơi hoặc nôn mửa.

Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường dạ dày - miệng
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

4. Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Dạ dày – dạ dày là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP mà ít ai ngờ tới. Các thiết bị y khoa không được vệ sinh và khử trùng đúng quy định, vi khuẩn HP có thể bám lại vào dụng cụ, qua đó lây nhiễm chéo cho những người khám bệnh tiếp theo.

4.1. Nhiễm vi khuẩn HP từ các thiết bị nội soi

Trong quá trình thực hiện thủ thuật nội soi, các dụng cụ như ống nội soi, viên nội soi có thể tiếp xúc với niêm mạc dạ dày nhiễm HP. Nếu sau đó các dụng cụ này không được vệ sinh, khử trùng đúng cách, vi khuẩn có thể bám vào chúng từ đó lây nhiễm sang bệnh nhân khác trong quá trình sử dụng lại.

Lây nhiễm vi khuẩn HP từ các thiết bị nội soi
Lây nhiễm vi khuẩn HP từ các thiết bị nội soi

4.2. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP từ thiết bị y tế tái sử dụng

Các thiết bị y tế như ống thông niệu hoặc các dụng cụ y khoa khác có thể tiếp xúc với dạ dày nhiễm vi khuẩn HP. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, những dụng cụ này có thể trở thành con đường lây nhiễm vi khuẩn HP cho các bệnh nhân sau đó.

Ống thông niệu trở thành con đường lây nhiễm vi khuẩn HP
Ống thông niệu trở thành con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

4.3. Dụng cụ nha khoa

Các dụng cụ nha khoa như ống dịch, nĩa, cây nhổ răng không chỉ tiếp xúc trực tiếp với miệng và niêm mạc dạ dày, chúng còn có khả năng lưu giữ vi khuẩn HP trên bề mặt. Khi sử dụng cho những người bệnh sau, chúng có thể trở thành nguồn lây nhiễm chéo đối với những người khoẻ mạnh.

Việc duy trì vệ sinh cho các dụng cụ nha khoa là điều vô cùng quan trọng. Đây là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khoẻ mọi người, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng.

Các dụng cụ nha khoa
Các dụng cụ nha khoa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *