Xem thêm các bài viết liên quan:
Đau dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người, cơn đau có thể xảy ra lúc đói hoặc ngay cả khi ăn no. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng bệnh này và chủ yếu là do vấn đề ăn uống. Vậy đau dạ dày kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi và tránh được những cơn đau âm ỉ kéo dài? Tham khảo ngay bài viết sau đây của NEXBION Pharma!
1. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày để bạn tham khảo:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Hiện có khoảng 80% người bị bệnh loét dạ dày là do ảnh hưởng của vi khuẩn HP. Trong đó, 25% người nhiễm vi khuẩn HP chuyển sang tình trạng loét dạ dày khi bắt đầu những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia,… tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.
- Lạm dụng thuốc tây: Dùng kháng sinh liều cao sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Đồng thời, các loại thuốc giảm đau cũng làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.
- Căng thẳng, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ làm tăng tình trạng co bóp dạ dày. Kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng PH và bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng thuốc lá, rượu bia: Chất nicotine làm tăng tiết acid dạ dày, cản trở khả năng phục hồi tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nồng độ cồn cao cũng góp phần phá hủy lớp niêm mạc, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi. Thức khuya, thường xuyên ăn khuya, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh. Điều này khiến dạ dày làm việc quá mức, gây ra viêm loét dạ dày.
2. Những triệu chứng và dấu hiệu thường thấy của bệnh đau dạ dày
Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy bạn đang mắc bệnh đau dạ dày:
- Cảm giác ăn không ngon, chướng bụng.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: do acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng.
- Buồn nôn: thức ăn không tiêu hóa được sẽ bị đẩy ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: xuất hiện tình trạng đau âm ỉ, nóng rát bụng rất khó chịu ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.
- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân và rối loạn bài tiết phân.
3. Người điều trị đau dạ dày kiêng ăn gì?
Điều trị đau dạ dày kiêng ăn gì? là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi mắc chứng bệnh này. Cùng tìm câu trả lời ngay sau đây:
3.1 Thực phẩm giàu chất béo
Các loại thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời, làm nghiêm trọng hơn triệu chứng viêm loét dạ dày. Vì thế, người bệnh cần tránh những loại thực phẩm như: đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bánh pizza, bánh mỳ kẹp thịt, bơ sữa, pho mát, xúc xích chiên,…
3.2 Thực phẩm có hại cho vết loét
Những thực phẩm có tính cay nóng như ớt sẽ gây ra chứng ợ nóng. Điều này sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, socola cũng có thể làm các vết loét nghiêm trọng hơn, dẫn đến ợ nóng. Vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn đồ cay nóng và sử dụng socola trong các bữa ăn.
3.3 Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Thực phẩm có hàm lượng axit cao sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây ra các kích ứng. Một số loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như: cà chua, dưa chua, dưa muối, cà phê, trà đặc, nước ngọt có ga, soda, nước trái cây họ cam chanh,… Bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này để tránh làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày.
4. Thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày
Các loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày gồm:
4.1 Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn
Thực phẩm lên men như sữa chua, sữa chua uống, men tiêu hóa, tương miso, kombucha,… đều là những thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic) đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những người bị viêm loét dạ dày. Những lợi khuẩn này tham gia vào quá trình tiêu hóa và hỗ trợ điều trị loét dạ dày.
4.2 Thực phẩm hỗ trợ
Các loại thảo mộc và gia vị có tính kháng viêm như gừng, nghệ, mật ong, nha đam,… có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất tốt. Bạn có thể kết hợp các loại thực phẩm này với nhau để cho hiệu quả tốt nhất.
4.3 Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nồng độ axit dạ dày, giảm đau và chướng bụng. Ngoài ra, chất xơ còn ngăn ngừa và hạn chế việc hình thành các ổ loét dạ dày mới. Một số thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh (cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi,…), các loại đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu hà lan, đậu đen,…), tinh bột (yến mạch, khoai lang,…), trái cây (đu đủ, táo, thanh long, bơ,…).
4.4 Thực phẩm bổ sung vitamin
Nhóm vitamin A, B, C, E giúp tăng cường đề kháng và phục hồi cấu trúc bình thường của niêm mạc. Bạn có thể bổ sung những loại vitamin này từ các loại trái cây và rau củ quả, hạt, trứng, sữa, các loại cá sông và cá biển,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, ổi, cherry,… rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Chúng góp phần loại bỏ vi khuẩn có hại này ra khỏi cơ thể.
5. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất hiện nay
Viên uống thảo dược dạ dày ANZA là sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hỗ trợ vấn đề tiêu hóa và các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ chua,… Sản phẩm được phân phối chính hãng bởi Công ty NEXBION Pharma với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
5.1 Thành phần
Mỗi viên nang mềm chứa 300mg cao hỗn hợp với tỷ lệ 1 : 6,54 tương đương dược liệu khô:
- Đảng sâm (840mg)
- Nghệ vàng (600mg)
- Đinh lăng (480mg)
- Tam thất (42mg)
- Cùng các loại thảo dược quý khác.
5.2 Công dụng
Viên uống thảo dược dạ dày ANZA thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm có hiệu quả cao đối với các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ chua, acid dịch vị. Sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và khôi phục khẩu vị ăn uống hiệu quả.
5.3 Cách sử dụng
Trường hợp người có triệu chứng nặng: uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày.
Trường hợp người có triệu chứng nhẹ – trung bình: uống 1 viên/ lần – 2 lần/ ngày.
Trường hợp cần cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và bồi bổ: uống 1 viên/ lần x 1 lần/ ngày.
Trẻ em trên 18 kg: uống 1 viên/ lần x 1 – 2 lần/ ngày tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc đau dạ dày không nên ăn gì? Chọn bổ sung viên uống thảo dược dạ dày ANZA để tăng cường bảo vệ sức khỏe dạ dày. Phòng tránh các bệnh về đường ruột một cách hiệu quả.
5.4. Thông tin liên hệ:
NEXBION PHARMA
Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Email: info@nexbionpharma.com
Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22
Website: www.nexbionpharma.com