Rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là khi không kiểm soát được mức đường huyết. Điều này có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy các biến chứng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh đái tháo đường ở đây là gì? Cùng NEXBION PHARMA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao người bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn tiêu hóa cao?
Đến 75% những người mắc bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với vấn đề về tiêu hóa tại một giai đoạn nào đó. Bao gồm trào ngược axit, viêm dạ dày, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích, hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm.
Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng hơn tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết. Tác động của bệnh tiểu đường lên hệ thống tiêu hóa. Sau 10 năm, nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa tăng lên. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Do họ có nguy cơ tổn thương dây thần kinh đường tiêu hoá cao hơn.
Lượng đường huyết không được kiểm soát. Có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh và mô khác. Bao gồm cả dây thần kinh trong hệ thống tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường là vấn đề nghiêm trọng. Dạ dày có thể mất quá nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn. Gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái như buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên, tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến ruột, gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.
2. Các biến chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người tiểu đường
Một số biến chứng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường thường gặp nhiều nhất:
2.1 Thực quản
Việc duy trì mức đường huyết cao có thể dẫn đến rối loạn vận động của thực quản. Bệnh nhân có thể tìm đến bác sĩ với các biểu hiện như khó nuốt, cảm giác thức ăn bị nghẹn, nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, thậm chí là đau ngực ( một triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim). Khi có những triệu chứng này, các bác sĩ có thể đề xuất cho bệnh nhân tiến hành soi thực quản. Để loại trừ các nguyên nhân khác như u thực quản, viêm thực quản, hoặc nhiễm nấm thực quản.
2.2 Dạ dày
Liệt dạ dày là một biến chứng thường gặp do tiểu đường kéo dài. Biểu hiện rối loạn tiêu hóa của người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và cảm giác no nhanh, do đó không thể ăn nhiều. Nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên gặp tình trạng nôn nhiều sau khi ăn trong thời gian dài. Cần nghĩ đến khả năng bị liệt dạ dày do tiểu đường. Sự chán ăn, giảm lượng thức ăn tiêu thụ và cảm giác nôn trớ khiến người bị suy nhược. Cơ thể mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến thiếu máu do sắt và vitamin.
Dạ dày bị liệt dẫn đến việc thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu hơn. Gây ra nhiều vấn đề khác như: huyết áp giảm sau khi ăn do quá trình tiêu hóa và hấp thụ chậm. Thức ăn có thể đóng cặn trong dạ dày gây tắc nghẽn. Đòi hỏi phải thực hiện nội soi để loại bỏ các phần của dạ dày. Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại lâu trong dạ dày cũng ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Viêm dạ dày gây khó khăn trong việc hấp thụ các chất vào cơ thể. Ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị do các loại thuốc uống không được hấp thụ. Cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến động đường huyết.
2.3 Túi mật và ống dẫn mật
Thường khi chúng ta ăn, túi mật sẽ phóng chất dịch mật dự trữ vào ruột để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi mức đường trong máu tăng cao và bệnh tiểu đường kéo dài. Khả năng co bóp của túi mật sẽ giảm. Dẫn đến tình trạng mật dịch bị tắc nghẽn và không được xả hết xuống ruột.
Sự tích tụ của dịch mật này gây ra hai vấn đề lớn: tiêu hóa thức ăn kém và tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành do dịch mật bị ứ đọng, có thể dẫn đến viêm túi mật. Sỏi mật có thể không có triệu chứng. Nhưng cũng có thể gây ra bệnh của bụng, sốt, run và mức đường trong máu không bình thường. Gây ra biến chứng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường mà không rõ nguyên nhân.
2.4 Ruột và trực tràng
Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến ruột và trực tràng. Thường thấy, bệnh nhân có thể phải trải qua hàng chục lần đi ngoài với phân lỏng trong một ngày. Điều này thường xảy ra nhiều hơn vào ban đêm so với ban ngày. Tình trạng đi ngoài thường xuyên này gây ra sự không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Làm cho người bệnh cảm thấy bất tiện, tự ý tự ti về bệnh tình của mình. Các cơn đi ngoài có thể xen kẽ với tình trạng đi ngoài bình thường hoặc thậm chí là táo bón.
Trong trường hợp chỉ có tình trạng đi ngoài nhiều mà không có sự thay đổi về cân nặng. Thường không gây ảnh hưởng đến cân nặng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu cân nặng giảm đi thì cần phải kiểm tra xem mức đường huyết có cao không. Nếu không tìm ra được nguyên nhân chính xác, cần xem xét các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần. Có thể gây sụt cân, như viêm đại tràng, xơ tụy, hoặc viêm ruột nhiễm trùng. Các loại thuốc như Metformin và các chất ức chế alpha-glucosidase cũng có thể gây ra các vấn đề trong ruột.
3. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường
Trước đây, quan niệm biến chứng thần kinh tự động của ruột chỉ xảy ra do thoái hóa, không thể hồi phục. Tuy nhiên, các quan sát lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự tăng đột ngột của đường máu cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi tình trạng đi ngoài nhiều lần khi đường huyết được điều chỉnh về mức bình thường.
Do đó, nguyên tắc chung trong điều trị các biến chứng này là duy trì đường máu ổn định để ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa. Ngay cả khi biến chứng đã xảy ra, không nên mất lòng tin, vì vẫn có các giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường như viên uống thảo dược ANZA. Được làm từ các thảo dược thiên nhiên. Gồm đẳng sâm, nghệ vàng, đinh lăng, tam thất và nhiều thảo dược quý khác. Thảo dược dạ dày ANZA có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Làm giảm các triệu chứng về đường ruột một cách rõ rệt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường để bạn tham khảo. Hãy liên hệ đến NEXBION Pharma để được các dược sĩ tư vấn tận tình nhất!
Thông tin liên hệ:
NEXBION PHARMA
Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Email: info@nexbionpharma.com
Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22
Website: www.nexbionpharma.com
Xem thêm các bài viết liên quan:
- http://nexbionpharma.com/cach-chua-roi-loan-tieu-hoa/
- http://nexbionpharma.com/thao-duoc-da-day-anza/
- http://nexbionpharma.com/nuoc-ep-cho-nguoi-tieu-duong/