Viêm loét dạ dày tá tràng

Các cấp độ của bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc nắm về các cấp độ của bệnh thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp thắc mắc về các cấp độ của bệnh viêm loét dạ dày, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin đến mọi người.

1. Các cấp độ đau dạ dày

Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam có khoảng 70% dân số mắc bệnh về dạ dày. Đau dạ dày bùng phát khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tiết dịch vị quá mức cho phép. 

Như vậy thì bệnh viêm loét dạ dày có mấy cấp độ

Bệnh viêm loét dạ dày nặng dần theo thời gian và được chia thành 4 cấp độ.

Cấp độ 1: Viêm xung huyết/ trợt dạ dày

Các cơn đau ở cấp độ này thường ở mức độ nhẹ, thi thoảng xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi căng thẳng quá mức. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi uống hoặc ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày như nước chanh, đồ ăn cay nóng,…

Ban đầu niêm mạc dạ dày chỉ sưng đỏ, xung huyết do mạch máu tại chỗ bị giãn nở. Sau một thời gian, niêm mạc sẽ hình thành các vết trầy xước còn được gọi là viêm trợt. Viêm trợt dạ dày và viêm xung huyết là các dạng tổn thương nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt. Ở cấp độ 1, cơn đau thường khởi phát đơn độc hoặc đi kèm các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi.

Viêm xung huyết dạ dày
Viêm xung huyết dạ dày

Cấp độ 2: Loét nông

Giai đoạn 2 các vết loét ăn mòn dần vào thành dạ dày nhưng chưa đi qua lớp niêm mạc. Cơn đau tăng và xuất hiện thường xuyên hơn. Cơn đau sẽ bùng phát khi đói, khi no hoặc lúc căng thẳng.

Bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi. Các triệu chứng ở giai đoạn 22 gây khó chịu nhiều hơn cấp độ 1. 

Viêm loét nông hang vị
Viêm loét nông hang vị

 Cấp độ 3: Loét dạ dày/ tá tràng

Ở cấp độ 3 các vết loét  đã tiến triển nặng hơn và làm tổn thương toàn bộ lớp niêm mạc, làm lộ lớp cơ của dạ dày. Các triệu chứng của bệnh cũng diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Cơn đau có xu hướng bùng phát đột ngột khi bụng đói hoặc sau khi ăn.

Người bệnh thường xuyên mất ngủ vì các cơn đau tái phát vào lúc nửa đêm. Triệu chứng nôn ói cũng xuất hiện ngày càng nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Ở giai đoạn loét này chức năng tiêu hóa cũng dần suy giảm nên người bệnh thường xuyên bị đầy bụng.

Loét dạ dày tá trang
Loét dạ dày tá trang

Cấp độ 4: Loét sâu

Loét sâu là cấp độ viêm nặng nhất. Các vết loét tiến triển và ăn mòn lớp cơ của dạ dày. Tình trạng này cần điều trị kịp thời và nhanh chóng nếu không thì có thể dẫn đến xuất huyết và thủng dạ dày. 

Thủng dạ dày xảy ra khi cơ bị ăn mòn, phá hủy. Vết loét sâu khiến các cơn đau dữ dội, đau cục bộ từng cơn xuất hiện. 

Viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày nặng

Ở cấp độ 4 cơn đau có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào và khó có thể kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau thông thường. Tất cả các triệu chứng như: Buồn nôn, đầy hơi, ợ chua có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất. Bệnh nhân sẽ vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống.

2. Biện pháp giúp khắc phục cơn đau hiệu quả, an toàn.

Đau dạ dày là bệnh có thể chữa được khi được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận. Ngay khi có triệu chứng người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, nghe bác sĩ tư vấn và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. 

Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh. 

Để kiểm soát cơn đau người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể như:

2.1 Giảm đau khi bị viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình

Với các cơn đau ở mức độ nhẹ tới trung bình, có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn và áp dụng các mẹo an toàn tại nhà. 

Các biện pháp dưới đây giúp cải thiện cơn đau ở vùng thượng vị và giảm các triệu chứng đi kèm.

Uống nước ấm: cách đơn giản để làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nước ấm có tác dụng trung hòa dịch vị và thư giãn cơ trơn của dạ dày. Nước khiến dạ dày giảm co bóp mạnh và hạn chế tăng tiết dịch vị. Bệnh nhân nên uống từng ngụm nước ấm khi cơn đau bùng phát để cải thiện triệu chứng

Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc, trà mật ong gừng, trà bạc hà có tác dụng giảm đau và cảm giác buồn nôn. Các loại thảo dược còn chứa chất chống viêm tự nhiên giúp giảm xung huyết, tái tạo tế bào.

Massage giảm đau: Sử dụng dầu nóng xoa đều lòng bàn tay và massage theo chiều kim đồng hồ trên vùng bụng. Biện pháp này còn thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi.

2.2 Giảm đau khi bị viêm loét dạ dày ở cấp độ nặng

Đau dạ dày cấp độ nặng xảy ra ở giai đoạn loét và loét sâu. 

Trong giai đoạn này cơn đau sẽ lan tỏa khắp vùng bụng trên, bụng giữa. Cơn đau quặn thắt khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém. Đối với trường hợp đau dạ dày nặng bệnh nhân không nên tự điều trị tại nhà mà cần tới gặp bác sĩ chuyên môn. Dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhằm giúp thuyên giảm triệu chứng.

– Thuốc kháng acid

– Thuốc trung hòa acid dịch vị

– Thuốc bảo vệ dạ dày

– Thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân có kết quả dương tính với vi khuẩn HP

Hiểu – Quan tâm – Phòng bệnh – Điều trị ngay khi có dấu hiệu là những điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

CÙNG ANZA – VƯỢT QUA NỖI LO BỆNH DẠ DÀY 

Thảo Dược Anza – Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Chuyên hỗ trợ điều trị dứt điểm các triệu chứng liên quan đến dạ dày, đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thụ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty cổ phần NEXBION Pharma
Địa chỉ: Tầng 1, Số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Email: info@nexbionpharma.com
Liên hệ: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *