Những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) phổ biến, xảy ra ở 10 đến 20% số người lớn. Bệnh cũng xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, có thể khởi phát từ lúc mới sinh. Vậy dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì,cách phòng ngừa và điều trị ra sao. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

7 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Triệu chứng phổ biến nhất của Bệnh trào ngược dạ dày thực quảnchứng ợ nóng (chứng tăng axit clohydric dạ dày). 

Nó thường giống như một cơn đau ngực bỏng rát bắt đầu vùng ngực dưới và di chuyển lên vùng cổ của bạn. Nhiều người cho biết có cảm giác như thức ăn trào ngược trở lại miệng, để lại vị chua hoặc đắng.

Cảm giác nóng rát, áp lực hoặc đau đớn của chứng ợ nóng có thể kéo dài tới 2 giờ. 

Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi lúc đói thì nguy cơ cao bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào mỗi buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng thường hay đi kèm với nhau. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.

Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, uống nước, lúc đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.

Ợ hơi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh trào ngược dạ dày
Ợ hơi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh trào ngược dạ dày

2. Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn ở cổ. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc…     

Buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn
Buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn

3. Đau vùng thượng vị

Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và hai cánh tay. Với những triệu chứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Đau vùng thượng vị thường gặp ở bệnh trào ngược
Đau vùng thượng vị thường gặp ở bệnh trào ngược

Cảm giác đau này thường xuất hiện đau ở đoạn thực quản – phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tương tự như đau ở ngực.

4. Đắng miệng và hôi miệng   

Hôi miệng là dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm giác bị đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày. Khiến van môn vị mở quá mức và dịch mật trào ra, gây hiện tượng hôi miệng.

Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc có thể bị chảy máu ở đường tiêu hóa.

5. Miệng tiết nhiều nước bọt    

Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào ngược lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit có trong dạ dày.

6. Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất tăng. Điều này sẽ gây ra hiện tượng phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Khiến bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và bị vướng ở cổ.

7. Khàn giọng, ho 

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây khàn giọng và ho nhiều, ho liên tục. Hiện tượng này là do axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản gây ra hiện tượng sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khàn giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Nguyên nhân thuộc bệnh lý 

  • Thực quản có vấn đề

Đầu tiên là sự suy cơ thắt dưới thực quản. 

Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản cùng với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa lượng axit của dịch vị. Làm giảm hoặc mất đi sự kích thích của dịch vị lên vùng niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược chảy xuống dạ dày. Khi bạn bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Thứ hai là do hiện tượng thoát vị hoành. Khi cơ hoành co, làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày áp lực lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.

  • Dạ dày có vấn đề

Viêm dạ dày, ung thư dạ dày… làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột, bị ứ đọng lại và từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.

Ngoài ra, một vài trường hợp khiến áp lực ổ bụng tăng đột ngột như ho, hắt hơi hay gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Béo phì

Trào ngược dạ dày thực quản có thể do béo phì gây nên

Cân nặng gây áp lực lên vùng bụng có dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi do đó axit dạ dày và các chất dễ bị trào ngược hơn.

  • Các bệnh lý khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số bệnh lý hiếm gặp khác như: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản. Hoặc do mắc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành, chấn thương…

Nguyên nhân không thuộc bệnh lý

  • Stress

Stress làm tăng tiết cortisol. Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày và  đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm. Việc giãn mở cơ sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn quá no, ăn hoa quả có tính axit như chanh khi đói, ăn đồ chiên rán, đưa vào cơ thể các sản phẩm có tính kích thích như cafe, thuốc lá gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường. Từ đó gây nên chứng trào ngược dạ dày ở nhiều người.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không ?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Viêm, loét thực quản.
  • Hẹp thực quản.
  • Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay viêm phổi. 
  • Barrett thực quản (hay còn gọi là tiền ung thư thực quản).
  • Ung thư thực quản.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?   

Điều trị bằng thuốc 

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bệnh bằng các thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ tùy thuộc vào tình trạng của bản thân.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật 

Những trường hợp điều trị bằng thuốc không có kết quả, bệnh nhân có thể được xem xét để điều trị phẫu thuật. 

Phương pháp không dùng thuốc 

  • Chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, ăn uống điều độ với lượng vừa đủ. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm có tính axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như: hoa quả có hàm lượng axit cao như cam, chanh, xoài,…

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cãi thiện tình trạng đau dạ dày
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cãi thiện tình trạng đau dạ dày

Đồng thời nên hạn chế các món ăn có tính chua, cay, nóng, các món muối chua như dưa cải chua, măng muối,…Đối với các thực phẩm chứa nhiều chất béo thì nên hạn chế. 

Không hút thuốc, uống rượu bia, khi bị bệnh.

  • Chế độ sinh hoạt hợp lý

Người bệnh không nên nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn. Dành thời gian thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng của bệnh.

Chủ động quan tâm đến sức khỏe là một yếu tố quan trọng để phòng và bảo vệ sức khỏe. 

Sản phẩm Thảo dược dạ dày Anza là một lựa chọn hàng đầu để sử dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày. 

Với các thành phần thảo dược quý hiếm, Thảo dược dạ dày Anza mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày, tiêu hóa, đồng thời góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *