TÌM HIỂU 3 VỊ TRÍ ĐAU DẠ DÀY PHỔ BIẾN NHẤT

Các bài viết liên quan:

Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hoá mà nhiều người thường mắc phải. Việc xác định được vị trí đau dạ dày sẽ giúp bạn sớm phát hiện được bệnh và có phương pháp chữa trị phù hợp nhất, hạn chế những biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Cùng NEXBION Pharma tìm hiểu những vị trí bệnh thường gặp cũng như cách xử lý hiệu quả trong bài viết sau đây!

1. Tổng hợp 3 vị trí đau dạ dày thường gặp

Những vị trí đau dạ dày thường xuất hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, nhưng điển hình nhất là:

1.1 Vị trí đau dạ dày ở vùng thượng vị (đau bụng trên rốn)

Cơn đau thường xuất hiện ở trên rốn, phía dưới xương ức, có thể lan ra sau lưng và ngực. Điều này gây đau tức ngực, khiến người bệnh phải chịu những cơn đau âm ỉ hàng giờ đồng hồ.

Vị trí đau bụng dạ dày ở vùng thượng vị - đau bụng phía trên rốn
Vị trí đau bụng dạ dày ở vùng thượng vị – đau bụng phía trên rốn

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp chứng ợ chua, ợ nóng, chán ăn, nóng rát bụng, đầy bụng,… Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng thượng vị là do:

  • Vi khuẩn HP.
  • Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Lạm dụng thuốc kháng viêm.
  • Sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên thức khuya, bỏ bữa, ăn nhanh, ăn quá no, ăn nhiều đồ cay nóng, ít ăn chất xơ, không tập thể dục thường xuyên,…
  • Các vấn đề về bệnh lý tiêu hoá: không dung nạp lactose, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,…

1.2 Vị trí đau dạ dày ở vùng giữa bụng

Các cơn đau dạ dày xảy ra ở vùng giữa bụng, xung quanh rốn, rồi lan xuống bụng bên phải. Người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, buồn nôn kèm ợ chua,…

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh bị đau ở vùng giữa bụng là do:

  • Vấn đề về tiêu hoá: các triệu chứng chướng hơi, khó tiêu sau khi ăn, đi kèm với cảm giác tức bụng, bụng căng phồng,…
  • Đau vùng thượng vị dạ dày thường xuyên và kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ thức ăn và hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Ngộ độc thức ăn.
  • Sử dụng nhiều đồ uống có gas, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
  • Ăn phải các loại thức ăn không được làm sạch. Khiến giun chui vào ổ bụng, gây tắc nghẽn và làm giảm quá trình hấp thụ thức ăn.
  • Bệnh lý về dạ dày: các vấn đề như trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày hành tá tràng, loét dạ dày, ung thư dạ dày,…. hay mắc các bệnh lý đại tràng như viêm đại tràng cấp/ mãn tính, ung thư đại tràng, co thắt đại tràng, đại tràng bị kích thích,…
Vị trí bị đau dạ dày thường xuất hiện ở giữa bụng, xung quanh rốn
Vị trí bị đau dạ dày thường xuất hiện ở giữa bụng, xung quanh rốn

1.3 Vị trí đau dạ dày ở vùng bụng phía trên bên trái

Đau ở vùng bụng phía trên bên trái là một trong các vị trí đau dạ dày phổ biến nhất. Tiếp đến cơn đau sẽ lan rộng ra hai bên và phía sau lưng.

Triệu chứng đau bụng phía trên bên trái/ phải thường giảm đi khi ăn no. Tuy nhiên, lúc này người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, ợ chua khó chịu.

Nguyên nhân gây ra đau dạ dày ở vùng bụng phía trên bên trái là do:

  • Chứng khó tiêu gây đau bụng kèm tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng.
  • Viêm loét dạ dày khiến gây đau bụng sau bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Viêm ruột thừa đi kèm với rối loạn đại tiện và sốt.
  • Viêm dạ dày: người bệnh không chỉ cảm thấy đau ở bụng trên bên trái mà đau ở toàn bộ vùng bụng. Kèm theo đó là cảm giác cồn cào, khó chịu, nôn ói, tiêu chảy,…
  • Hội chứng ruột kích thích: cơn đau xảy ra ngắt quãng, kèm với đó là táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Bệnh lý tiêu hoá: phì đại lá lách, vỡ lách do chấn thương, sỏi thận, nhiễm trùng thận trái, viêm phổi, viêm màng phổi,…
Đau vùng bụng phía trên bên trái là một trong những vị trí đau dạ dày thường gặp nhất
Đau vùng bụng phía trên bên trái là một trong những vị trí đau dạ dày thường gặp nhất

2. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Tình trạng đau dạ dày sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu chủ quan, để bệnh tiến triển nặng trong thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng xấu như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét bờ cong nhỏ,…
  • Hẹp môn vị gây đau khi nằm, buồn nôn, khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, chán ăn,…
  • Trào ngược dạ dày dẫn đến hẹp thực quản, viêm đường hô hấp,…
  • Xuất huyết dạ dày khiến cơ thể ốm yếu, thiếu sức sống, thiếu máu.
  • Thủng dạ dày làm thức ăn tràn vào ổ bụng. Điều này dẫn đến viêm phúc mạc gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
  • Ung thư dạ dày ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tính mạng của con người.
Đau dạ dày nếu được chữa trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến sức khoẻ
Đau dạ dày nếu được chữa trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến sức khoẻ

3. Nên làm gì khi bị đau dạ dày?

Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà. Hãy uống đủ nước mỗi ngày, uống nước gừng ấm, nước mật ong,… Giữ ấm cơ thể và chườm ấm bụng khi xuất hiện các cơn đau nhẹ.

Nếu cơn đau bụng kéo dài, không rõ nguyên nhân và đi kèm các triệu chứng khác như nôn liên tục, đi tiêu có máu, nôn hoặc ho ra máu, ngất, mê sảng, sụt cân,… hãy tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp nhất.

Khi bị đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ sớm để có cách chữa trị hiệu quả nhất
Khi bị đau dạ dày cần đến gặp bác sĩ sớm để có cách chữa trị hiệu quả nhất

4. Viên uống thảo dược dạ dày ANZA – Giải pháp hiệu quả cho người đau dạ dày

Để bệnh dạ dày không còn là nỗi lo lớn, chọn bổ sung viên uống thảo dược dạ dày ANZA. Sản phẩm hiện được phân phối chính hãng bởi công ty NEXBION Pharma.

Viên uống thảo dược dạ dày ANZA chứa các thành phần thiên nhiên lành tính. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị dứt điểm các triệu chứng liên quan đến đau dạ dày, đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá và hấp thu.

Dạ Dày Anza

4.1 Thành phần

Mỗi viên nang mềm chứa 300mg cao hỗn hợp với tỷ lệ 1 : 6,54 tương đương dược liệu khô: 

  • Đảng sâm (840mg)
  • Nghệ vàng (600mg)
  • Đinh lăng (480mg)
  • Tam thất (42mg)
  • Cùng các loại thảo dược quý khác.

4.2 Công dụng

Viên uống thảo dược dạ dày ANZA thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm có hiệu quả cao đối với các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ chua, acid dịch vị. Sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và khôi phục khẩu vị ăn uống hiệu quả.

4.3 Cách sử dụng

  • Trường hợp người có triệu chứng nặng: uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày.
  • Trường hợp người có triệu chứng nhẹ – trung bình: uống 1 viên/ lần – 2 lần/ ngày.
  • Trường hợp cần cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và bồi bổ: uống 1 viên/ lần x 1 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 18 kg: uống 1 viên/ lần x 1 – 2 lần/ ngày tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về vị trí đau dạ dày để bạn tham khảo. Hãy liên hệ đến NEXBION Pharma ngay khi có các dấu hiệu đau dạ dày để được tư vấn sớm nhất!

—————————————————————

NEXBION PHARMA

Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Email: info@nexbionpharma.com

Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22

Website: www.nexbionpharma.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *