Còn được biết với cái tên Ngải cau. Cây sâm cau với nhiều tác dụng khác nhau đang được sử dụng rộng rãi trong Đông y hay để ngâm rượu. Nhưng không có nhiều người biết được hết tác dụng của cây sâm cau. Và cách sử dụng nó trong những bài thuốc dân gian hay chế biến món ăn bổ dưỡng như thế nào. Thông tin về cây sâm cau có tác dụng gì sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Cây sâm cau là gì?
Cây sâm cau là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao từ 20 – 30cm hoặc cao hơn. Trên thế giới, Sâm cau có nhiều ở Phía nam Trung Quốc, Lào và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở Miền Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng…) và một số nơi có đồi núi ở Lâm Đồng.
Loại cây thân thảo này ưa sáng, mọc hoang dã.
Đặc điểm của loại cây này:
- Phần thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, hai đầu thót lại, mang nhiều rễ phụ có dạng giống như thân rễ.
- Lá cây tụ họp lại thành túm xuất phát từ thân rễ, xếp nếp giống như lá cau, có hình mũi mác hẹp, dài chừng 20-30cm, rộng khoảng 2,5-3cm, phần gốc thuôn, có đầu nhọn, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song nổi rất rõ; phần bẹ lá to và dài; phần cuống lá dài khoảng 10cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở phần kẽ lá, mang từ 3 đến 5 hoa có màu vàng, lá bắc có hình trái xoan, đài hoa 3 răng có lông; tràng hoa 3 cánh nhẵn; có nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị hoa ngắn; bầu hoa hình thoi, có lông.
- Quả nang, dáng thuôn, dài chừng 1,2 – 1,5 cm. Hạt có từ 1 đến 4 hạt, phình ở phần đầu.
- Mùa hoa quả: tháng 5 đến 7.
Phần sử dụng: Thân rễ cây thu hoạch quanh năm, sau khi đào về cần ngâm nước vo gạo để khử bớt chất độc rồi mới đem phơi khô.
Thành phần hoá học của cây sâm cau:
- Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Người ta thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu. Củ tiên mao có vỏ màu đen, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
- Khi đào lấy củ về, thường phải loại bỏ những rễ con, đem rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ ngoài, ngâm với nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi mới phơi hoặc sấy khô.
- Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, tanin, chất nhầy, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các các chất thuộc nhóm cycloartan, hợp chất flavonoid.
- Cây sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng như testosteron (một loại nội tiết tố sinh dục nam)
2. Tác dụng nổi bật của cây sâm cau
Cải thiện chức năng sinh lý nam, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị hen suyễn và tiêu chảy là một số tác dụng nổi bật của cây sâm cau.
2.1. Cải thiện sinh lý nam
Trong rễ của cây sâm cau chứa một lượng lớn Curculigin A. Đây là một chất kích thích khả năng tình dục cực mạnh ở nam giới. Sau một thời gian sử dụng rễ sâm cau, chất lượng và hiệu suất quan hệ có thể tăng gấp đôi.
Không chỉ phần dễ mà phần thân của cây sâm cau cũng chứa khá nhiều hoạt chất Curculigin A. Nhìn chung, thân và rễ sâm cau là dược liệu hoàn hảo cho nam giới cần cải thiện đời sống sinh lý.
Bên cạnh Curculigin A thì trong thân và rễ sâm cau còn chứa cycloartan triterpen saponin. Nhóm hoạt chất này sẽ kích thích khả năng sản sinh hormone testosterone, giảm bớt tình trạng co thắt, tăng khả năng co giãn.
Đặc biệt, cycloartan triterpen saponin còn kích thích hoạt động của nhóm tế bào Leydig tại bộ phận tinh hoàn. Mà tinh hoàn lại chính là nơi tạo hormone testosterone. Khi lượng testosterone tiết ra nhiều hơn, hoạt động của tinh trùng cũng rất ổn định hơn.
Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, sâm cau thường được dùng kết hợp với những loại thảo dược kích thích sinh lý khác, chẳng hạn như nhung hươu. Tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu thay đổi tùy thuộc vào từng bài thuốc chữa trị cụ thể.
2.2. Giảm đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp hầu như ai cũng từng gặp phải. Không chỉ người trung niên mà ngày càng nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị đau nhức cơ thể.
Bên cạnh tác dụng cải thiện chức năng sinh lý, cây sâm cau còn là bài thuốc hiệu quả hỗ trợ giảm đau nhức. Trong đó phần củ sâm sẽ được phối trộn với một số loại thảo dược khác để tạo ra bài thuốc trị đau xương khớp.
2.3. Điều trị hen suyễn và tiêu chảy
Nếu thường xuyên bị tiêu chảy, bạn nên dùng thử củ sâm cau. Theo đó, củ sâm cau phơi khô sắc với nước dùng hàng ngày có khả năng ngăn chặn tiêu chảy khá nhanh.
Còn nếu như đang bị hen suyễn, bạn cũng có thể dùng sâm câu hàng ngày. Tuy vậy, trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc chuyên môn.
Bạn đang cần sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
NEXBION Pharma
Địa Chỉ: Số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hotline: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22
Email: info@nexbionpharma.com
Website: www.nexbionpharma.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.