[GIẢI ĐÁP] BỆNH ĐAU DẠ DÀY CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Đau dạ dày là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh đau dạ dày có di truyền không? Đâu là cách phòng ngừa chứng đau dạ dày hiệu quả? Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết bên dưới đây của NEXBION Pharma!

1. Bệnh đau dạ dày có di truyền không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa yếu tố di truyền và khả năng mắc bệnh đau dạ dày. Tiểu sử gia đình là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Dựa trên số liệu nghiên cứu và tình hình thực tế, bệnh đau dạ dày rất có khả năng truyền từ thế hệ trước đến thế hệ tiếp theo. Tỷ lệ lây truyền này lên đến 47%. Các thử nghiệm thực nghiệm cũng đã chứng minh bệnh đau dạ dày và viêm loét dạ dày – tá tràng truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền gen trội.

Trong gia đình có cha và mẹ mắc bệnh thì khả năng duy truyền của bệnh đau dạ dày cho con cái là rất cao. Các triệu chứng bệnh ở con cũng sẽ xuất hiện sớm hơn người bình thường khác.

Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đến vùng gen cụ thể cũng xác định rằng một số gen có khả năng tác động lên sự cân bằng của yếu tố bảo vệ dạ dày và tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Bệnh đau dạ dày có di truyền không
Khả năng duy truyền của bệnh đau dạ dày là rất cao

2. Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày 

Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn.
  • Đau ở vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ hoặc kéo dài rất khó chịu.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Trường hợp nặng còn bị nôn ra máu hoặc đi đại tiện có máu trong phân.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên cũng có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Để biết chính xác loại bệnh, bạn cần đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ hạn chế được tình trạng bệnh tái phát nặng và khó chữa trị hơn.

 

 

đau dạ dày có di truyền không
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh đau dạ dày

3. Người bị đau dạ dày cần lưu ý gì khi ăn uống và sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Vì thế, người bị đau dạ dày cần nắm những lưu ý sau đây để tránh để bệnh thêm nặng hơn:

  • Thường xuyên thăm khám bác sĩ, nội soi dạ dày định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
  • Tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể khỏe khoắn và tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu.
  • Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, nước có ga, thuốc lá.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya.
tính di truyền của bệnh đau dạ dày
Những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt của người đau dạ dày

4. Nguyên tắc ăn uống, nghỉ ngơi cho người bị đau dạ dày

Vấn đề ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh đau dạ dày. Vì thế, người bệnh cần nắm những lưu ý sau khi lên thực đơn hàng ngày:

4.1 Ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho dạ dày

Nên chọn những loại thực phẩm có khả năng bảo vệ và làm lành lớp niêm mạc dạ dày. Ưu tiên các loại thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày như:

  • Rau xanh: giàu chất xơ và magie. Ăn rau xanh mỗi ngày sẽ giúp tình trạng rối loạn tiêu hóa được cải thiện đáng kể.
  • Thực phẩm giàu probiotic như sữa chua. Đây là nguồn lợi khuẩn lớn giúp cân bằng đường ruột một cách hiệu quả.
  • Thực phẩm pectin: có nhiều trong táo, dâu tây, lê, ổi,… có khả năng tăng cường lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh.
  • Ngũ cốc như đậu, lúa mì, yến mạch,… chứa nhiều chất xơ có khả năng củng cố đường tiêu hóa. Đồng thời giúp cân bằng axit dư thừa trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nghệ, cà chua, đu đủ, bông cải xanh,… giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và làm lành vết loét.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E,… như khoai lang, khoai tây, thanh long,… Các loại vitamin này giúp tái cấu trúc niêm mạc dạ dày, cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
khả năng duy truyền của bệnh đau dạ dày
Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn

4.2 Bổ sung đủ nước

Thời điểm tốt nhất để bổ sung nước là sau khi ngủ dậy, cách bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng. Hạn chế uống nước ngay sau khi ăn sẽ khiến dịch vị bị loãng và đau rát dạ dày. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung nước trái cây cho cơ thể để tăng cường các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

4.3 Cách chế biến món ăn

Ưu tiên chế biến món ăn đơn giản bằng cách luộc, hấp, chưng,… Điều này giúp thức ăn dễ dàng được hấp thụ và hạn chế gánh nặng cho dạ dày.

4.4 Chia nhỏ bữa ăn

Việc ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa khiến dạ dày khó tiêu hóa hết. Lúc này dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều axit hơn gây kích thích lớp niêm mạc. Vì thế, hãy chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày luôn có thức ăn và trung hòa được dịch vị.

Bệnh đau dạ dày có di truyền không
Chia nhỏ các bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày

4.5 Ăn uống đúng giờ

Tạo thói quen ăn uống đúng bữa trong ngày, hạn chế bỏ bữa. Bởi khi bụng đói sẽ tiết nhiều dịch vị, tăng co bóp và kích thích niêm mạc gây ra các cơn đau. Khi ăn cần nhai thật kỹ và chậm rãi để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn khi nuốt.

5. Viên uống thảo dược dạ dày ANZA – hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày hiệu quả

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, bạn có thể chọn sử dụng viên uống thảo dược dạ dày ANZA. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ điều trị dứt điểm các chứng bệnh liên quan đến đau dạ dày và đường ruột.

Bệnh đau dạ dày có di truyền không
Sử dụng viên uống thảo dược dạ dày ANZA để hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày một cách hiệu quả

5.1 Thành phần

Mỗi viên nang mềm chứa 300mg cao hỗn hợp với tỷ lệ 1 : 6,54 tương đương dược liệu khô: 

Đảng sâm (840mg)

Nghệ vàng (600mg)

Đinh lăng (480mg)

Tam thất (42mg)

Cùng các loại thảo dược quý khác.

5.2 Công dụng

Viên uống thảo dược dạ dày ANZA thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm có hiệu quả cao đối với các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ chua, acid dịch vị. Sản phẩm còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và khôi phục khẩu vị ăn uống hiệu quả.

5.3 Cách sử dụng

Trường hợp người có triệu chứng nặng: uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày.

Trường hợp người có triệu chứng nhẹ – trung bình: uống 1 viên/ lần – 2 lần/ ngày.

Trường hợp cần cải thiện chức năng tiêu hoá, hấp thu và bồi bổ: uống 1 viên/ lần x 1 lần/ ngày.

Trẻ em trên 18 kg: uống 1 viên/ lần x 1 – 2 lần/ ngày tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ.

Để phòng ngừa bệnh đau dạ dày, hãy xây dựng một chế độ ăn và tập luyện khoa học, hợp lý. Chọn viên uống thảo dược dạ dày ANZA cho đường ruột khỏe mạnh, không lo bệnh dạ dày!

Thông tin liên hệ:

NEXBION PHARMA

Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Email: info@nexbionpharma.com

Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22

Website: www.nexbionpharma.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *