Vi khuẩn HP dạ dày đã không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi người, hậu quả của vi khuẩn này gây ra là vô cùng nặng nề. Hiện nay, phổ biến nhất có 4 phương pháp xét nghiệm HP. Ưu nhược điểm của mỗi phương pháp là khác nhau. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các bác sĩ và tùy thuộc vào tình hình tài chính của cá nhân mà lựa chọn phương pháp xét nghiệm thích hợp. Sau đây, cùng Nexbion Pharma tìm hiểu ưu nhược điểm của từng phương pháp xét nghiệm HP phổ biến nhất hiện nay.
1. Test hơi thở Ure
Để tồn tại trong dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme urease, enzym này có tác dụng phá vỡ urê trong dạ dày tạo thành amoniac và carbon dioxide giúp HP có thể tồn tại trong môi trường pH rất thấp của dạ dày.
Khi tiến hành thực hiện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nuốt 1 viên ure. Sau đó,15 – 30 phút bệnh nhân được yêu cầu thở vào thiết bị thử để kiểm tra nồng độ carbon dioxide trong hơi thở của bệnh nhân.
Hiện nay, test hơi thở có 2 dạng:
- Xét nghiệm hơi thở HP C13
- Xét nghiệm hơi thở HP C14
Kế tiếp, hơi thở của người bệnh sẽ được các thiết bị phân tích, đánh giá và cho kết quả.
1.1. Ưu điểm
- Kết quả cho ra rất nhanh và với độ chính xác tương đối cao.
- Áp dụng được với mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em.
- Xét nghiệm không xâm lấn.
- Thích hợp để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị HP.
1.2. Nhược điểm
- Chi phí tương đối cao, dao động từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ/ lần.
Lưu ý: Xét nghiệm hơi thở HP C14 có giá thành rẻ hơn C13. Tuy nhiên, C14 là yếu tố phóng xạ độc hại hơn, vì thế hạn chế dùng trên đối tượng trẻ em < 6 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
2. Xét nghiệm phân
Khi dạ dày có vi khuẩn HP, chúng sẽ được đều đặn thải trừ qua phân. Do đó, mà có thể phát hiện ra sự tồn tại của HP dạ dày thông qua việc kiểm tra và đánh giá mẫu phân của bệnh nhân.
Hiện nay, có nhiều phương pháp để xét nghiệm tìm HP trong phân, tuy nhiên có 2 phương pháp tương đối thông dụng:
- Test nhanh tìm kháng nguyên HP (Antigen – Ag) bằng phương pháp sắc ký miễn dịch.
- Phương pháp miễn dịch tự động khác: hóa phát quang (trên máy Liaison XL), miễn dịch huỳnh quang…
2.1. Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Dễ thực hiện, không xâm lấn
- Có kết quả nhanh chóng với độ chính xác tương đối cao.
2.2. Nhược điểm
- Thao tác lấy bệnh phẩm phân đôi khi gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ của điều dưỡng hoặc phết trực tràng.
3. Xét nghiệm máu
Khi dạ dày có HP ký sinh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ đáp ứng các miễn dịch bằng cách tiết ra các kháng thể đặc hiệu với HP ( như: HP – IgG, HP – IgM).
Các kháng thể này tồn tại trong máu của bệnh nhân, do đó, xét nghiệm máu có thể phát hiện được có HP trong cơ thể hay không.
3.1. Ưu điểm
- Xét nghiệm HP máu có thể dùng đồng thời để xét nghiệm các xét nghiệm sàng lọc khác với cùng một mẫu máu.
- Quy trình thực hiện tương đối đơn giản và quen thuộc.
- Phổ biến ở rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế trên cả nước.
3.2. Nhược điểm
Kết quả xét nghiệm thường không có độ chính xác cao, có hiện tượng dương tính giả, khi mà bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng kháng thể vẫn còn tồn tại trong máu.
Hoặc HP có thể tồn tại trong đường ruột, khoang miệng, xoang… nhưng lại không gây bệnh.
4. Nội soi lấy mẫu sinh thiết học
Đây là phương pháp phổ biến nhất khi xét nghiệm HP dạ dày. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa một ống nội soi nhỏ vào dạ dày thông qua đường miệng. Phương pháp này giúp các bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương của dạ dày 1 cách cụ thể nhất.
Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu sinh thiết học nhỏ tại vị trí dạ dày bị tổn thương và làm xét nghiệm Clo Test hoặc thực hiện nuôi cấy vi khuẩn.
Qua mẫu sinh thiết lấy được từ nội soi có thể thực hiện 3 xét nghiệm tìm vi khuẩn HP:
- Xét nghiệm nhanh tìm Urease (hay còn gọi là Clo test).
- Xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học nhuộm HE.
- Xét nghiệm nuôi cấy và kháng sinh đồ HP.
4.1. Ưu điểm
- Độ chính xác cao
- Đánh giá được các mức độ và vị trí tổn thương trong dạ dày
- Có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
4.2. Nhược điểm
- Phải can thiệp xâm lấn vào cơ thể (nội soi)
- Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm thăm dò trước khi nội soi: xét nghiệm máu chảy, đông máu cơ bản…
- Cần nhịn ăn trước khi nội soi.
- Quá trình nội soi tương đối khó chịu.
5. Cần làm gì để phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả ?
5.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, ăn chín, uống sôi, vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch sẽ, dùng nguồn nước sạch để nấu nướng và chế biến thực phẩm.
5.2. Xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng đảm bảo, hợp lý, ngăn ngừa HP
Việc xây dựng 1 chế độ dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh hơn trước những tác động của HP.
Bên cạnh đó, còn giúp hạn chế hình thành các ổ loét và các điều kiện thuận lợi khác cho HP sinh sôi và phát triển.
5.3. Thận trọng khi tiếp xúc với người bị HP
Vi khuẩn HP lây lan chủ yếu qua đường ăn uống và giọt bắn. Do đó, cần thận trọng khi ăn uống cùng với người bệnh nhiễm HP để tránh sự lây lan.
5.4. Kiểm tra sức khỏe dạ dày định kỳ để tầm soát các bệnh về dạ dày
Thăm khám định kỳ giúp cho các bác sĩ dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu về bệnh dạ dày. Từ đó, mà đưa ra các phác đồ và hướng điều trị sớm nhất và hiệu quả nhất.
5.5. Rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm HP
Vi khuẩn HP thường dễ dàng lây lan qua tiếp xúc, có thể là qua bắt tay với người bệnh. Do đó, vệ sinh tay thường xuyên sẽ giúp hạn chế và phòng ngừa được sự lây nhiễm vi khuẩn HP.
5.6. Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày
Việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ kèm theo chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể hỗ trợ và giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị HP. Bên cạnh đó, còn ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho dạ dày.
5.7. Viên uống Thảo dược Dạ dày ANZA
Viên uống thảo dược dạ dày ANZA là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ dược liệu tự nhiên, gồm có Đảng sâm, Nghệ vàng, Đinh lăng, Tam thất cùng một số thảo dược quý khác.
– Công dụng
Sự phối hợp các dược liệu tự nhiên làm cho sản phẩm Viên uống thảo dược dạ dày ANZA có tác dụng vượt bậc trong:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Giảm nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng
- Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày
- Ợ nóng, ợ chua, buồn nôn.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu và khôi phục khẩu vị ăn uống.
– Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên.
– Liều dùng
- Trường hợp triệu chứng nặng: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Trường hợp triệu chứng nhẹ – trung bình: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Trường hợp dùng cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu và bồi bổ: Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ em trên 18 kg: Uống 1 viên/lần x 1 – 2 lần/ngày tùy trường hợp nặng hay nhẹ.
Viên uống Thảo dược Dạ dày ANZA KHÔNG được sử dụng cho đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc người dị ứng với bất kì thành phần nào của sản phẩm ghi trên bao bì.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hãy để NEXBION Pharma chăm sóc cho sức khỏe của bạn, có ANZA không còn nỗi lo đau dạ dày.
Link tham khảo và đặt mua sản phẩm trực tiếp: www.nexbionpharma.com
Để được tư vấn thêm về sản phẩm, mời bạn liên hệ tới tổng đài hotline 0708.02.11.22 hoặc 0855.02.11.22 của NEXBION Pharma, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Thông tin liên hệ
NEXBION PHARMA
Trụ sở: Tầng 1-2, số 53, đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Email: info@nexbionpharma.com
Website: www.nexbionpharma.com
Điện thoại: 02363.611.122