HUYẾT ÁP CAO – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Huyết áp cao là tình trạng phổ biến bắt gặp ở nhiều người hiện nay. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn gây ra tâm lý bất an, lo lắng. Bởi huyết áp cao có thể xảy ra bất cứ lúc nào và khó có thể kiểm soát được. Cùng tham khảo một số cách chữa trị bệnh cao huyết áp trong bài viết sau đây của NEXBION Pharma!

1. Cao huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp (hay còn gọi là huyết áp cao) là tình trạng áp lực của máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu (huyết áp lên khi tim co bóp, thường được ghi là số đứng trước trong kết quả đo huyết áp) và huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ sau khi co bóp, thường được ghi là số đứng sau trong kết quả đo huyết áp).

Để chẩn đoán tăng huyết áp chỉ có cách duy nhất là đo huyết áp. Hiện nay, có 3 cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh gồm:

Đo huyết tại phòng khám: HA ≥ 140/90 mmHg

Đo huyết áp tại nhà: HA ≥ 135/85 mmHg

Máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ (máy Holter huyết áp): HA ≥ 130/80 mmHg

Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp
Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp

2. Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp 

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, khi huyết áp tăng lên được duy trì trong thời gian dài, có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh. Đau đầu có thể xuất hiện ở một vùng hoặc lan rộng ra toàn bộ đầu.
  • Chóng mặt và hoa mắt: Một số người có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt. Thậm chí là mất cân bằng khi đứng dậy nhanh từ tư thế nằm hoặc ngồi. Điều này có thể là do áp lực máu tăng đột ngột.
  • Thiếu máu não và các triệu chứng liên quan: Huyết áp cao có thể gây ra thiếu máu não, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoặc khó tập trung.
  • Đau ngực: Tăng huyết áp có thể gây ra đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Đau thường xuất hiện sau khi hoạt động vật lý hoặc trong tình trạng căng thẳng.
  • Thở khò khè và khó thở: Áp lực máu cao có thể gây ra tăng huyết áp tĩnh mạch phổi, dẫn đến triệu chứng như thở khò khè và khó thở.
  • Buồn nôn và nôn mửa: Huyết áp cao có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa. Đặc biệt là khi áp lực máu tăng đột ngột.
  • Thay đổi trong thị lực: Một số vấn đề có thể xảy ra như mờ mắt hoặc khó nhìn rõ.
Một số triệu chứng thường gặp của người bị bệnh huyết áp
Một số triệu chứng thường gặp của người bị bệnh huyết áp

3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh, gồm:

  • Di truyền: Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh huyết áp, bạn có nguy cơ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình.
  • Chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp không cân đối. Bao gồm việc tiêu thụ quá nhiều muối và chất béo, thiếu rau củ, ít kali và canxi.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Sự thiếu hụt về vận động có thể làm tăng huyết áp.
  • Thói quen tiêu thụ rượu và hút thuốc lá.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh huyết áp. Do sự đàn hồi của mạch máu giảm đi và cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với các cơ chế điều chỉnh huyết áp.
  • Béo phì: Béo phì, đặc biệt là mỡ xung quanh bụng, có thể kháng insulin và tăng cường sản xuất hormon gây bệnh huyết áp.
Một số nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Một số nguyên nhân gây ra tăng huyết áp

4. Cách chữa trị bệnh tăng huyết áp 

Một số cách kiểm soát bệnh cao huyết áp bạn có thể áp dụng bao gồm:

4.1 Thay đổi lối sống

Ăn uống lành mạnh: Tăng cường tiêu thụ rau củ, trái cây, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và giảm lượng muối, chất béo bão hòa, và đường là cách hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả nhất.

Giảm cân: Béo phì là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh huyết áp. Giảm cân thông qua ăn uống lành mạnh và vận động có thể giúp kiểm soát huyết áp.

Vận động thể chất: Nên đi bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic, ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể giúp giảm huyết áp.

4.2 Theo dõi và kiểm soát

Theo dõi huyết áp thường xuyên: Điều này có thể gồm đo huyết áp tại nhà và thăm bác sĩ định kỳ để phòng bệnh tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn bổ sung viên uống Hạ An Đường. Sản phẩm được chiết xuất từ Curcumin cùng cao mướp đắng, cao quế nhục và quả việt quất. Công dụng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng cho người có nguy tăng huyết áp. Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cholesterol trong máu. Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.

Hạ An Đường hỗ trợ phòng ngừa bệnh huyết áp hiệu quả tại nhà
Hạ An Đường hỗ trợ phòng ngừa bệnh huyết áp hiệu quả tại nhà

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến huyết áp cao để bạn tham khảo. Hãy liên hệ đến NEXBION Pharma để được dược sĩ tư vấn tận tình nhất!

Thông tin liên hệ:

NEXBION PHARMA

Địa chỉ: Số 53 Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Email: info@nexbionpharma.com

Tổng đài: 0708.02.11.22 – 0855.02.11.22

Website: www.nexbionpharma.com

Xem thêm các bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *